Nâng mũi không còn là khái niệm xa lạ đối với bất cứ ai đang yêu thích cái đẹp. Trên thực tế cho thấy cứ 100 người Việt đang có nhu cầu làm đẹp thì có tới 80 người muốn nâng mũi. Nhưng liệu rằng trong 80 người đã nâng mũi ấy thì có bao nhiêu % có được chiếc mũi ưng ý mà không bị viêm? Vậy nguyên nhân sâu xa khi nâng mũi bị viêm là do sụn hay do đâu? Có cách nào khắc phục không?
Thông thường các bạn sẽ được tư vấn có 2 loại sụn nâng mũi đó là sụn tự thân và sụn nhân tạo, tuy nhiên còn có sụn hiến mà ít người có thể biết. Tùy từng dáng mũi mà bác sĩ sẽ chỉ định nên nâng mũi bằng sụn nào để mang lại kết quả tối ưu nhất. Mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm vượt trội riêng và vấn đề đáng lo ngại nhất là liệu sau khi nâng mũi thì có bị viêm không?
Vậy câu hỏi đặt ra, liệu nâng mũi bằng sụn nào thì không bị viêm? Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?
I. Sụn tự thân
Sụn tự thân là loại sụn được lấy ra từ chính cơ thể của người nâng mũi. Thông thường sụn tự thân có 3 loại là sụn vành tai, sụn vách ngăn mũi và sụn sườn. Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ dùng biểu bì mông để nâng mũi khi cần thiết.
1. Sụn vách ngăn (mũi)
Loại sụn có sẵn trong vách ngăn mũi phân chia khoang mũi trái và phải của bạn. Sụn vách ngăn có nhiệm vụ làm trụ cho cả dáng mũi.
Độ tương thích cơ thể | 100% |
Thích hợp trong trường hợp | – Đầu mũi ngắn – Mũi bị lệch |
Biến chứng | Có thể bị lệch và yếu nếu tái phẫu thuật nhiều lần |
2. Sụn tai
Loại sụn được lấy sau vành tai của chúng ta, có bản chất mềm mại và dẻo dai nên dễ định hình.
Độ tương thích cơ thể | 100% |
Thích hợp trong trường hợp | – Khi sụn vách ngăn không đủ – Kéo dài đầu mũi |
Biến chứng | Biến dạng hoặc cong theo thời gian |
Lưu ý | Không thích hợp nâng sống mũi |
3. Sụn sườn (xương sườn)
Loại sụn được lấy ở vị trí xương sườn số 6, loại sụn này có đặc điểm là thẳng và chắc hơn sụn tai.
Độ tương thích cơ thể | 100% |
Thích hợp trong trường hợp | – Khi sụn tai và sụn vách ngăn không đủ – Nâng sống mũi – Tái phẫu thuật mũi nhiều lần |
Biến chứng | Có thể ảnh hưởng đến chức năng khung xương sườn nếu không có đủ kỹ thuật |
4. Biểu bì mông
Thực chất không phải là sụn, không cứng như 3 loại sụn tự thân trên và được lấy từ chính một phần mô da ở vị trí khe mông
Độ tương thích cơ thể | 100% |
Thích hợp trong trường hợp | – Hỗ trợ khi da đầu mũi quá mỏng – Nâng sống mũi |
Biến chứng | Thông thường không có biến chứng cụ thể nào |
Lưu ý | Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ |
Trên đây là những đặc điểm cơ bản của sụn tự thân. Tóm lại sụn tự thân thường có ưu điểm là an toàn với cơ thể và bền vững theo thời gian.
Sụn tự thân chủ yếu được dùng trong nâng đầu mũi.
Tuy nhiên do quá trình lấy sụn tự thân và khử trùng không đơn giản đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn của bác sĩ phẫu thuật và cơ sở kỹ thuật tiên tiến hiện đại do vậy nếu sụn tự thân được lấy từ các cơ sở kém chất lượng sẽ ảnh hưởng và gây viêm nhiễm nghiêm trọng không chỉ vùng mũi mà còn tại vùng lấy sụn tự thân.
Ngoài ra do thời gian phải thực hiện cùng lúc hai công đoạn lấy sụn tự thân và nâng mũi nên sẽ kéo dài thời gian phẫu thuật và mức độ đau đớn cũng sẽ tăng lên.
Bởi vậy để khắc phục những khuyết điểm đó, hiện nay trên thực tế bác sĩ sẽ có xu hướng sử dụng sụn nhân tạo hay còn gọi là sụn sinh học để nâng mũi. Vậy sụn nhân tạo là gì và chức năng cần thiết của nó trong nâng mũi được thực hiện như thế nào.
II. Sụn nhân tạo
Hiện nay có 3 loại sụn nhân tạo được sử dụng trong nâng mũi đó là Sillicone, Gore tex và Sili-tex.
1. Silicone:
Silicone là sự lựa chọn an toàn và phổ biến nhất trong các loại sụn nhân tạo được sử dụng trong nâng mũi.
Đặc biệt ở Hàn Quốc, nơi công nghệ đã cải thiện rất nhiều nên họ sử dụng silicone mềm, do đó, cho ra kết quả tự nhiên và lâu dài hơn.
Chủ yếu được sử dụng trong nâng sống mũi.
2. Gore-tex
Gore-tex không phổ biến như silicone.
Bởi vì gần như không thể loại bỏ sau này (đặc biệt nếu bạn muốn tái phẫu thuật mũi) vì nó tích hợp tốt với các mô mũi của bạn.
Một nhược điểm khác là độ cao sống mũi của bạn có thể thấp hơn so với kết quả ban đầu do tích hợp.
Chủ yếu được sử dụng trong nâng sống mũi.
3. Sili-tex
Kết hợp giữa silicone và gore-tex. Nhưng sili-tex hiếm khi được sử dụng cho ra kết quả không tự nhiên và nguy cơ tích hợp.
Được sử dụng để nâng sống mũi.
Những kiểu dáng sụn nhân tạo thường gặp
Những điều lưu ý khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Nâng mũi quá cao
Có nhiều người cho rằng đã nâng mũi thì phải nâng cho thật cao để trông cao tây sang chảnh tuy nhiên đó lại là một quan niệm chưa đúng đắn.
Độ cao của mũi phải được xác định theo tỷ lệ của khuôn mặt. Nếu nâng mũi quá cao có thể phá hỏng toàn bộ gương mặt hay làm mũi hếch hơn và đặc biệt hơn nữa nếu da mũi quá mỏng có thể làm lộ sóng, tụt sóng và gây hiện tượng bóng đỏ.
Sụn nhân tạo chủ yếu được dùng trong nâng sống mũi.
Nâng mũi bằng sụn cứng
Hiện nay vẫn còn nhiều cơ sở kém chất lượng sử dụng chất liệu này nên trước khi phẫu thuật cần tìm hiểu kỹ xem nguồn gốc sụn nhân tạo nào được bác sĩ sử dụng trong nâng mũi cho bạn.
Loại sụn này thường không tương thích với cơ thể và gây viêm khi nâng mũi do vậy bạn phải thực sự thận trọng trước khi quyết định nâng mũi nếu sử dụng sụn cứng.
III. Sụn hiến
Đúng như tên gọi của nó, sụn hiến được lấy từ sụn của một người khác.
Tuy nhiên sụn hiến chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và chủ yếu được dùng trong tái phẫu thuật mũi.
Những nguyên nhân gây viêm khi nâng mũi là gì?
- Khâu vô trùng diệt khuẩn không đảm bảo
- Chất liệu không tương thích
- Kỹ thuật bác sĩ: sai sót trong quá trình phẫu thuật
- Khách hàng không chăm sóc hậu phẫu đúng cách
Cách khắc phục?
Trước khi quyết định nâng mũi:
- Lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín và có công nghệ tiên tiến hiện đại
- Lựa chọn bác sĩ nâng mũi có tay nghề cao
- Tư vấn kỹ càng về loại sụn được sử dụng trong nâng mũi
Sau khi nâng mũi:
- Chăm sóc hậu phẫu đúng chuẩn theo chỉ dặn của bác sĩ
- Cần xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm với bác sĩ chuyên khoa
- Cần tháo sụn nhân tạo nếu bị nhiễm trùng, viêm nặng và tái phẫu thuật mũi sau ít nhất 6 tháng
Ngoài ra, hãy tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm nâng mũi hàn quốc để có được kết quả tốt nhất.
Nâng mũi bị viêm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không thể khẳng định rằng mũi bị viêm là hoàn toàn do loại sụn được sử dụng trong phẫu thuật. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ những điều trên để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
What do you think?